Giỏ hàng

ĐỨC TIẾP TỤC HỖ TRỢ "CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC NGẮN HẠN" THÊM 3 THÁNG.

Ngày 11/3, Hội đồng Liên bang Đức đã thông qua việc gia hạn “chương trình làm việc ngắn hạn đặc biệt”, được chính phủ trợ cấp thêm 3 tháng cho đến tháng 6/2022 nhằm tránh sa thải nhân viên trong thời kỳ khủng hoảng đại dịch.Theo phóng viên TTXVN t...

Ngày 11/3, Hội đồng Liên bang Đức đã thông qua việc gia hạn “chương trình làm việc ngắn hạn đặc biệt”, được chính phủ trợ cấp thêm 3 tháng cho đến tháng 6/2022 nhằm tránh sa thải nhân viên trong thời kỳ khủng hoảng đại dịch.

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, quy định sẽ bao gồm đơn giản hóa việc tiếp cận với trợ cấp làm việc. Các công ty ở Đức có thể đăng ký để nhận trợ cấp làm việc ngắn hạn nếu ít nhất 10% nhân viên bị ảnh hưởng. Trước đại dịch COVID-19, mức nhận trợ cấp việc làm của một công ty là 30% nhân viên bị ảnh hưởng.

Nhân viên làm việc tại một nhà máy ở Herten, miền tây nước Đức, ngày 3/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Hội đồng Liên bang cho biết mặc dù tình hình kinh tế và thị trường lao động nhìn chung đã được cải thiện đáng kể, nhưng vẫn có nhiều ngành tiếp tục chịu thiệt hại và hạn chế do đại dịch gây ra.

Theo Cơ quan Việc làm Liên bang (BA), tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 2/2022 của Đức đã giảm 0,1 điểm phần trăm so với tháng trước và đứng ở mức 5,3%. Số liệu thống kê của BA cho biết việc áp dụng chương trình làm việc ngắn hạn được chính phủ trợ cấp cũng giảm, chỉ còn 201.000 người vẫn đăng ký làm việc ngắn hạn tính đến cuối tháng 2. Trong khi đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng dịch bệnh COVID-19 vào năm 2020, con số này là gần 6 triệu người.

Đầu tháng 2 vừa qua, thời điểm Chính phủ thông qua việc gia hạn chương trình làm việc ngắn hạn, Bộ trưởng Lao động và Xã hội Hubertus Heil khẳng định: “Chúng tôi đảm bảo rằng mọi nhân viên giữ được việc làm của họ và các công ty không bị mất lao động có tay nghề cao, vì vậy họ có thể đi làm trở lại sau đại dịch”.

(Phương Hoa (TTXVN))

Facebook Youtube Google+ Top